Webhook là gì? Tất cả các kiến thức cơ bản về Webhook

Bạn đã nhiều lần thấy Webhook được đề cập trong các cài đặt ứng dụng và được khuyến cáo cần sử dụng để vận hành Website. Thế nhưng, bạn chưa hiểu rõ Webhook là gì, được ứng dụng trong trường hợp nào hay phải tạo, sử dụng Webhook ra sao? Đừng lo lắng, trong bài viết được chia sẻ dưới đây, Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Istar sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về các nội dung này!

Webhook là gì?

Webhook (còn được gọi với cái tên khác là HTTP push API hoặc web callback) là một tính năng đặc biệt, cho phép lập trình viên cập nhật, triển khai các sự kiện trên nền tảng website theo thời gian thực. Nhờ có webhook, ứng dụng server-side có thể tự động gửi các thông báo, dữ liệu khi có các sự kiện phát sinh nào đó trên máy chủ đến ứng dụng từ phía client-side.

Tìm hiểu Webhook là gì?

Tìm hiểu Webhook là gì?

Thông thường, quá trình hoạt động của Webhook sẽ tùy thuộc vào phản ứng của các sự kiện. Vì vậy, bất cứ khi nào có thông tin mới, ứng dụng server-side cũng có thể gọi ứng dụng client-side và ứng dụng client không cần phải thường xuyên kiểm tra các sự kiện mới. 

Trường hợp nào nên sử dụng Webhook

Các lập trình viên thường sử dụng Webhook khi cần cập nhật thông tin, tình hình các event một cách nhanh chóng theo thời gian thực, giúp tiết kiệm tối đa tài nguyên.

Không chỉ vậy, Webhook còn được sử dụng nhằm mục đích mang đến một giải pháp cung cấp dữ liệu để tối ưu khả năng hoạt động của ứng dụng (thường được áp dụng trong trường hợp không có API - các giao thức, phương thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác - hoặc API của bạn không tốt). 

Cách hoạt động của Webhook diễn ra như thế nào?

Ngay khi được gọi, Webhook sẽ chuyển dữ liệu đến các ứng dụng trong thời gian vô cùng ngắn, giúp bạn có thể nhận được thông báo ngay khi có sự kiện diễn ra trên website mà không cần phải thường xuyên tự thăm dò, kiểm tra dữ liệu để đảm bảo thời gian thực như API. 

Những ví dụ thực tiễn về Webhook

  • Ví dụ 1: Server của ứng dụng AirVisual (ứng dụng đo đạt mức độ ô nhiễm không khí) sau khi có thông tin về mức độ ô nhiễm không khí sẽ lập tức gửi thông báo và hiển thị trên điện thoại nhằm mục đích cảnh báo người dùng.
  • Ví dụ 2: Công cụ gửi email marketing MailChimp thiết lập Webhook cho các sự kiện đặc biệt quan trọng như thay đổi thông tin người dùng, subscribing (đăng ký nhận mail) hay unsubscribing (hủy đăng ký nhận mail). Nhờ vậy mà MailChimp có thể kết nối với mọi người đăng ký tài khoản trên website, giúp người dùng có thể quản lý data dễ dàng, gửi email hàng ngày hiệu quả. 

MailChimp thiết lập Webhook cho các sự kiện đặc biệt như thay đổi thông tin người dùng, subscribing hay unsubscribing

MailChimp thiết lập Webhook cho các sự kiện đặc biệt như thay đổi thông tin người dùng, subscribing hay unsubscribing

  • Ví dụ 3: Stripe - cổng thanh toán trực tuyến cho phép sử dụng Webhook cho đa dạng các loại sự kiện như: thông báo việc thanh toán có được thông qua hay không, thời gian ghi nhận có đúng không. Điều này giúp tối ưu tính chính xác cho việc thực hiện lại thao tác.

Cách tạo Webhook và cách sử dụng Webhook với Request Bin và Postman

Hiện nay, để tạo Webhook, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của 2 công cụ là Postman và RequestBin.Trong đó:

  • RequestBin là công cụ cho phép tạo một URL Webhook, sau đó gửi dữ liệu đến để xem xét tính nhận diện. 
  • Postman là công cụ cho phép bạn thực hiện các Request HTTP tùy chỉnh, giúp việc gửi dữ liệu tùy chỉnh đến URL Webhook trở nên dễ dàng hơn. 

Để tạo Webhook với Request Bin và Postman, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập công cụ RequestBin ➝ nhấn chọn “Create a RequestBin” ➝ sao chép URL.
  • Bước 2: Serialize một số dữ liệu theo dạng form-encoded.
  • Bước 3: Dán URL đã tạo và sao chép ở bước 1 vào tab mới và thêm dấu “?” ở cuối ➝ dán dữ liệu có được từ bước 2 ➝ dán dòng lệnh: “https://requestbin.com/19uynve1?

customer=bob&value=10.00&item=paper”.

  • Bước 4: Nhấn “Enter”. Lúc này, tại thanh địa chỉ trình duyệt sẽ hiển thị thông báo: “success:true”.
  • Bước 5: Làm mới tab RequestBin và dữ liệu sẽ được liệt kê ở vị trí dưới cùng như hình ảnh trên. 

Cách dữ liệu xuất hiện trong công cụ RequestBin

Cách dữ liệu xuất hiện trong công cụ RequestBin

  • Bước 6: Gửi POST Request theo một trong các cách sau:
  • Gửi POST Request từ code của ứng dụng bằng cách sử dụng code mẫu của RequestBin: 
  • Gửi POST Request trong Terminal.
  • Sử dụng ứng dụng Postman: Nhập URL ➝ chọn phương thức Request HTTP bạn cần (POST, GET, PUT,...) ➝ nhập dữ liệu nội dung. Bằng cách này, bạn có thể gửi đến URL Webhook các request chi tiết hơn mà không cần sử dụng thêm code.

Lưu ý: Để có thể xem và sử dụng URL được tạo bởi công cụ RequestBin, bạn phải có tài khoản Pipedream (tài khoản được tạo bằng GitHub hoặc Google).

Như vậy, thông qua bài viết được chia sẻ trên đây, Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Istar hy vọng đã có thể giúp bạn phần nào hiểu được Webhook là gì, cách hoạt động cũng như cách tạo và sử dụng Webhook. Trường hợp còn vấn đề gì cần giải đáp về Webhook hoặc cách xây dựng website, bạn vui lòng liên hệ Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Istar qua hotline để được hỗ trợ một cách tốt nhất!