Subdomain là gì? Cách tạo và sử dụng Subdomain

Đối với những người thường xuyên làm việc với website thì thuật ngữ subdomain đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới tìm hiểu về cách xây dựng, thiết kế website thì có thể vẫn chưa hiểu rõ subdomain là gì. Do đó, để hỗ trợ cho các bạn đọc hiểu thêm về subdomain (sub domain) cũng như cách tạo và sử dụng subdomain, WebChuyenNghiep sẽ làm rõ các vấn đề trên qua bài viết sau đây.

Subdomain là gì?

Subdomain được dịch ra tiếng Việt nghĩa là “tên miền phụ”, hay còn gọi là phần mở rộng của tên miền. Nếu doanh nghiệp phải bỏ phí ra để duy trì tên miền chính thức thì tên miền phụ lại hoàn toàn miễn phí và có thể hoạt động như một tên miền chính. Do đó, subdomain có khả năng giải quyết vấn đề về chi phí và đăng ký tên miền.

Để bạn đọc dễ hiểu, WebChuyenNghiep có thể lấy ví dụ về subdomain như sau:

94566beffd.jpg

Subdomain là phần nằm phía trước domain chính - Giải đáp subdomain là gì?

Thông thường, tên miền phụ sẽ có dạng như www, forum, blog, blogspot,...

Cấu trúc tên để tạo subdomain

Cấu trúc đặt subdomain rất đơn giản, bạn đọc có thể nhìn vào cấu trúc của một URL bao gồm:

Phần protocol (https)// + subdomain + dấu chấm + tên miền chính + …

Ví dụ: 

Cách tạo và quản lý subdomain là gì?

Để tạo và quản lý subdomain, bạn cần sử dụng công cụ quản lý cPanel. Cụ thể:

  • Bạn tiến hành đăng nhập vào tài khoản hosting website, sau đó chọn subdomain tại phần domain trên giao diện của phần mềm cPanel.
  • Nhập subdomain là bạn muốn tạo phía trước tên miền chính. Sau khi đã hoàn tất thông tin thì ấn “create”.
  • Sau khi tạo subdomain, sẽ có một danh sách dạng public_html/subdomain và đường dẫn đến các folder để bạn có thể dễ dàng thêm hoặc xóa subdomain dễ dàng.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần upload source code hoặc thiết kế website mới với subdomain mà mình vừa tạo.

e94ac20d05.jpg

Cách tạo subdomain cho website doanh nghiệp

>>Tìm hiểu thêm cách tạo subdomain, domain và hosting với WebChuyenNghiep.

Một domain chính tạo được tối đa bao nhiêu subdomain?

Thực tế, một domain chính có thể tạo ra vô hạn subdomain, tùy vào nhu cầu của nhà thiết kế web. Do vậy, có rất nhiều người đã sử dụng điều này để kiếm tiền từ subdomain. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều subdomain thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển SEO, dẫn đến chất lượng của website chính bị giảm sút.

Một vài lưu ý khi tạo subdomain

Mặc dù việc sử dụng subdomain là hoàn toàn miễn phí và có thể tạo ra vô hạn subdomain nhưng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu tạo ra quá nhiều subdomain và bán cho nhiều người, bạn sẽ dễ gặp phải rủi ro chính là bản thân không thể quản lý được những trang web đó. Khi đó, chỉ cần một subdomain bị tố cáo thì ngay lập tức những subdomain khác cũng gặp nguy hiểm. Tệ hơn, việc này có thể ảnh hưởng đến domain chính của bạn và có thể bị Google khai trừ vĩnh viễn.
  • Việc tạo ra nhiều subdomain sẽ khiến bạn phải xây dựng website và tiêu tốn nhiều nguồn lực để quản trị hơn.
  • Mỗi subdomain được tạo ra thì sẽ hình thành nên một trang web khác nhau. Vì vậy, điều này đòi hỏi bạn phải thiết kế và tạo giao diện một cách đồng nhất, chuyên nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc này, do đó, giải pháp tốt nhất chính là tìm đến những dịch vụ thiết kế UI/UX, chăm sóc website chuyên nghiệp.
  • Việc tạo nhiều subdomain để tận dụng, dẫn backlink về website chính là không hiệu quả. Bởi Google vẫn sẽ tự hiểu rằng toàn bộ những subdomain của bạn đều thuộc một hệ sinh thái của domain chính. Do đó, nếu sử dụng cách này thì website của bạn có thể bị Google phạt do spam link.

5577bd0b1a.jpg

Không nên lạm dụng subdomain để dẫn link về website chính

Mục đích sử dụng của subdomain

Vậy tại sao doanh nghiệp lại cần sử dụng subdomain, công dụng của subdomain là gì? WebChuyenNghiep xin tập trung vào 4 mục đích chính sau đây.

1. Tạo website riêng dành cho một nhóm đối tượng nhất định

Đây cũng là mục đích chính của subdomain: Tạo ra một website mới mà vẫn sử dụng t6n miền chính. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đăng ký mở tên miền mới, bên cạnh đó, website mới hình thành từ subdomain cũng có thể hoạt động như một website chính thức.B

Điều này vô cùng hữu dụng khi doanh nghiệp muốn tạo ra một website phục vụ riêng cho một tệp khách hàng nào đó, hoặc một phân khúc sản phẩm khác.

Chia blog hoặc trang thương mại điện tử tách khỏi website chính

Dùng subdomain là một cách thông minh để phân chia các trang chức năng riêng biệt và độc lập so với website chính. Đặc biệt, với những doanh nghiệp phát triển đa ngành nghề thì điều này lại càng trở nên phổ biến.

Chẳng hạn, bạn muốn có một trang riêng biệt để hỗ trợ cho khách hàng của mình thì có thể sử dụng subdomain để tạo một tên miền [https://hotro.webchuyennghiep.com] để khách hàng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc của công ty.

Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile

Mặc dù hiện nay, đa số các website đều được thiết kế chuẩn Responsive - có thể dễ dàng hiển thị trên di động, nhưng công dụng này cũng vô cùng hữu ích đối với những website chưa chuẩn. 

Cụ thể, đối với những website chưa chuẩn Responsive thì khi khách hàng truy cập vào bằng di động, địa chỉ trang web sẽ tự chuyển hướng đến subdomain với thiết kế web tương thích với khả năng hiển thị của di động.

Tiết kiệm chi phí

Như đã trình bày ở trên, subdomain hoàn toàn miễn phí và được tạo ra dựa trên domain chính. Do đó, bạn có thể tạo nhiều website với nhiều mục đích khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà vẫn tiết kiệm chi phí, không phải bỏ tiền đăng ký tên miền mới.

3d38440c45.jpg

Mục đích của doanh nghiệp khi tạo subdomain là gì?

Khi nào bạn nên sử dụng subdomain

Là một doanh nghiệp vừa thành lập website mới, chắc hẳn bạn vẫn còn phân vân khi nào nên sử subdomain? Làm sao để sử dụng subdomain một cách thông minh, mang lại hiệu quả cho website?

Từ kinh nghiệm của những người lâu năm trong nghề, WebChuyenNghiep kiến nghị bạn nên sử dụng subdomain khi doanh nghiệp vừa ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới;khi muốn quản lý, hỗ trợ các trang web tốt nhất hoặc khi muốn quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới

Trường hợp này áp dụng khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới lạ, tiếp cận với thị trường mới, nhóm khách hàng không giống với khách hàng mục tiêu của website chính.

Lúc này, một subdomain và website, nội dung, thiết kế riêng biệt sẽ vô cùng phù hợp, giúp bạn dễ dàng kiểm soát và quản lý. Đây còn là một cách hiệu quả để thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới: Nếu tình hình phát triển của sản phẩm/dịch vụ mới không mấy khả quan thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ subdomain một cách dễ dàng mà không cần chỉnh sửa toàn bộ website chính.

Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất

Nếu là một doanh nghiệp lớn, đặc biệt là kiểu công ty kinh doanh đa ngành nghề thì tốt nhất bạn nên phân tách trang web ra nhiều subdomain và phân công cho nhiều quản trị viên. Khi đó, việc quản lý sẽ trở nên chi tiết, rõ ràng và quy củ hơn. Ngoài ra, tách các subdomain riêng biệt cũng giúp tăng cường tính bảo mật của từng website nội dung.

Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu

Việc tạo subdomain cho một sản phẩm, dịch vụ mới còn góp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng hơn, chiến dịch quảng cáo cũng sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng lượng truy cập từ domain chính để làm SEO chính xác.

bf4299ef8f.jpg

Subdomain góp phần hỗ trợ quá trình SEO của doanh nghiệp

Qua bài viết trên, WebChuyenNghiep mong rằng chúng tôi đã cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết về subdomain là gì đến với quý bạn đọc. Nếu vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn thiết kế website chuyên nghiệp, hỗ trợ về domain, hosting thì xin vui lòng liên hệ với WebChuyenNghiep để được giải đáp sớm nhất!