Cloudflare là gì? Có nên sử dụng Cloudflare?

Nền tải CloudFlare được rất nhiều website sử dụng, chúng là dịch vụ trung gian của người dùng và máy chủ. Vậy cụ thể Cloudflare là gì? Có nên sử dụng Cloudflare? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này.

CloudFlare là gì?

CloudFlare là gì?

CloudFlare là gì?

Đối với các công ty vận hành website, đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực này, CloudFlare là một thuật ngữ không còn xa lạ. Hiểu một cách đơn giản, đây là dịch vụ trung gian, có chức năng điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và các client thông qua lớp bảo vệ có tên là CloudFlare.

CloudFlare hoạt động như thế nào?

Đối với người dùng khi có nhu cầu truy cập một website, thay vì truy cập trực tiếp có thể thông qua máy phủ phân giải tên miền, ký hiệu là DNS (viết tắt của Domain Name Server) thì bạn sử dụng máy chủ phân giải tên miền CloudFlare. Các đường link sẽ đi qua máy chủ, người dùng có thể xem dữ liệu ngay trên đó.

Bên cạnh đó, CloudFlare còn cung cấp đến khách hàng nhiều chức năng ưu việt khác, có thể kể đến như CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Spam, Chứng chỉ số SSL, Forward Domain,…

Ưu và nhược điểm khi sử dụng CloudFlare là gì?

Không phải ngẫu nhiên công cụ CloudFlare được nhiều người biết đến và trở nên phổ biến trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, CloudFlare có nhiều ưu điểm song cũng vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của CloudFlare

Về ưu điểm:

  • CloudFlare giúp tăng tốc độ truy cập website bởi công cụ này cho phép lưu một bản bộ nhớ đệm trên máy chủ CDN của CloudFlare.
  • CloudFlare giúp tiết kiệm từ ½ đến ⅓ băng thông cho máy chủ so với trước kia bởi chúng có khả năng hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ.
  • CloudFlare giúp tăng cường khả năng bảo mật cho website, hạn chế tối đa sự tấn công của DDoS hoặc spam bình luận,...

Nhược điểm của CloudFlare

Tuy vậy, công cụ này vẫn tồn tại một vài nhược điểm:

  • Làm giảm tốc độ tải website trong trường hợp website nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam.
  • Thời gian uptime website và thời gian uptime của Server CloudFlare tỉ lệ thuận, có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Các trường hợp nên và không nên sử dụng CloudFlare

Các trường hợp nên và không nên sử dụng CloudFlare

Cách cài đặt Cloudflare

Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách cài đặt CloudFlare. 

Đăng ký tài khoản Cloudflare

Bước 1: Truy cập website của CloudFlare để cung cấp thông tin cá nhân và đăng ký tài khoản.

Đăng nhập vào Cloudflare

Bước 2: Sau khi đăng ký, bạn đã có tài khoản cá nhân để sử dụng CloudFlare. Quá trình đăng nhập tài khoản, người dùng phải nhập tên đăng nhập và password đúng như thông tin đã đăng ký.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare

Plugin CloudFlare hay còn gọi là cloudflare plugin là một tính năng của công cụ CloudFlare. Cách cài đặt và sử dụng tính năng này cụ thể như sau:

Cài đặt Plugin Cloudflare

Bước 1: Chọn Plugin, nhấn Add New.

Bước 2: Chọn Search, tìm Plugin. Chờ vài phút để danh sách các Plugin hiển thị đầy đủ, chi tiết trên màn hình.

Bước 3: Chọn Install ở Plugin CloudFlare và tiến hành cài đặt. 

Màn hình hiển thị khi cài đặt Plugin CloudFlare

Màn hình hiển thị khi cài đặt Plugin CloudFlare

Cách sử dụng Plugin Cloudflare

  • Bước 1: Chọn Settings, nhấn CloudFlare.
  • Bước 2: Trong phần API, đăng nhập vào website của bạn, tìm API Key trong My Profile.
  • Bước 3: Chọn View API Key trong Global API Key.
  • Bước 4: Tại cửa hộ Popup hiển thị trên màn hình, chọn Copy API Key để sử dụng cho website.
  • Bước 5: Nhấn chọn Apply trong mục Optimize CloudFlare For WordPress để bắt đầu kích hoạt cài đặt. Chọn Purge Cache, tiếp đó là Purge Everything để xóa toàn bộ Cache ban đầu. 
  • Bước 6: Chọn Automatic Cache Management để tự động xóa Cache cũ khi website có sự thay đổi.

Kích hoạt Cloudflare SSL để sử dụng giao thức HTTPS

Trên nền tảng CloudFlare, người dùng cũng có thể sử dụng giao thức HTTPS chỉ với một thao tác kích hoạt CloudFlare SSL.

Các loại SSL của Cloudflare

Phân loại SSL của CloudFlare có 3 loại chính:

  • Flexible SSL: Dễ cài đặt và được nhiều website sử dụng.
  • Full SSL: Tính bảo mật của loại SSL này được đánh giá cao hơn hẳn so với Flexible SSL.
  • Full SSL (Strick): Cách cài đặt của phân loại này tương tự như SSL. Tuy vậy, nếu sử dụng Full SSL (Strick), người dùng cần sử dụng chứng chỉ SSL được xác thực thay vì tạo và sử dụng miễn phí.

Kích hoạt Cloudflare Flexible SSL

Cách kích hoạt CloudFlare Flexible SSL cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nhấn kích hoạt Flexible tại phần SSL trong Crypto. Kích hoạt cài đặt trong vòng 24 giờ.
  • Bước 2: Nếu người dùng thấy thông báo Active Certificate trong phần trạng thái - Status, quá trình kích hoạt đã thành công.

Bật tự động chuyển sang HTTPS

Bước 1: Trong phần Always Use HTTPS tại Crypto, vui lòng chọn On. 

Bước 2: Kích hoạt chế độ On trong phần Automatic HTTPS Rewrites.

Cài đặt Cloudflare Plugin SSL Insecure Content Fixer

Cách cài đặt Cloudflare Plugin SSL Insecure Content Fixer được chúng tôi hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chọn Add New trong mục Plugin, tìm cụm Plugin SSL Insecure Content Fixer.
  • Bước 2: Nhấn Install, chọn Activate để cài đặt và kích hoạt.
  • Bước 3: Chọn Setting, nhấn SSL Insecure Content. Chọn tất cả 6 lỗi để fix.
  • Bước 4: Chọn Detected As Recommended Setting trong mục HTTPS Detection. Nhấn Save Changes.

Cài đặt Plugin Better Search Replace

Cách cài đặt Plugin Better Search Replace có sự tương đồng so với cách cài đặt Cloudflare Plugin SSL Insecure Content Fixer. Đó là các tính năng cơ bản và phổ biến nhất của công cụ CloudFlare.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Cloudflare là gì, cũng như giúp bạn quyết định nên hay không nên sử dụng công cụ này. Hy vọng những thông tin được cung cấp là một cẩm nang công nghệ thông tin hoàn hảo đối với khách hàng, góp phần hỗ trợ công việc, nhu cầu của bạn đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.