Sitemap là gì? Cách tạo sitemap tối ưu và khai báo Google

Sitemap là gì, làm sao để tạo sitemap và khai báo với Google là câu hỏi của rất nhiều người mới tìm hiểu về SEO thắc mắc. Công việc xây dựng sitemap là điều quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi thiết kế website bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật SEO sau này. Vì vậy, qua bài viết này, Thiết Kế Web Chuyên Nghiệp sẽ hướng dẫn bạn đọc về sitemap và cách tạo cũng như khai báo sitemap với google.

Sitemap là gì?

Sitemap là một thuật ngữ tiếng Anh, dùng để chỉ sơ đồ website - một tập tin liệt kê những thông tin của trang web bao gồm các trang và thư mục trên website. Những tập tin này sẽ được trình bày theo dạng sơ đồ phân tầng mà trong đó, thư mục càng ở tầng trên thì mức độ quan trọng càng cao.

Sitemap sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả nội dung trên website. Bên cạnh đó, việc này còn giúp các công cụ tìm kiếm biết được URL nào trên website của bạn là quan trọng nhất, cần được ưu tiên,... để từ đó đưa ra kết quả tìm kiếm tối ưu cho website trên SERPS.

Sitemap là gì? - Sơ đồ cấu trúc website

Sitemap là gì? - Sơ đồ cấu trúc website

Các loại sitemap

Trong bài viết này, WebChuyenNghiep sẽ chủ yếu phân loại các kiểu sitemap dựa theo cấu trúc, bao gồm: HTML sitemap, XML sitemap và một số loại sitemap khác.

Dành cho người dùng website - HTML sitemap 

HTML sitemap bao gồm 1 tệp liệt kê tất cả những trang quan trọng trên trang web mà bạn muốn lập chỉ mục. HTML sitemap có lối thiết kế giao diện thân thiện, tiện lợi. Vì vậy, đây là loại sitemap thích hợp được tạo ra giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên trên website. 

Dành cho bot công cụ tìm kiếm - XML sitemap 

Bot hay còn gọi là robot, là một ứng dụng tự động hóa trên mạng Internet, có chức năng như một công cụ tìm kiếm để đọc, lưu trữ, phân loại,... nội dung trên mạng. XML sitemap được tạo ra chính là để giúp con robot - công cụ tìm kiếm này có thể “crawl website” một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số loại sitemap khác

Ngoài 2 loại sitemap thông dụng nêu trên thì cấu trúc của website còn có thể sử dụng nhiều loại sitemap phụ khác như:

  • Sitemap Index;
  • Sitemap-category.xml;
  • Sitemap-products.xml;
  • Sitemap-articles.xml;
  • Sitemap-tags.xml;
  • Sitemap-video.xml;
  • Sitemap-image.xml;...

Nhờ có các sitemap phụ này mà công cụ tìm kiếm sẽ thu nhập dữ liệu một cách dễ dàng, phụ hợp hơn, nhất là đối với những website đặc biệt như web tin tức, web media,...

Tìm hiểu một số loại sitemap - HTML và XML sitemap

Tìm hiểu một số loại sitemap - HTML và XML sitemap

Tại sao cần phải sử dụng sitemap

Khi thiết kế website thì 1 trong những điều đầu tiên cần làm đó chính là thiết kế sitemap. Vậy, công dụng của sitemap là gì mà lại cần thiết đến như vậy?

Thiết kế một sitemap rõ ràng, hợp lý sẽ đem lại cho website của bạn những lợi ích sau đây.

Ảnh hưởng nhiều đến quá trình SEO

Sitemap chỉn chu sẽ góp phần thể hiện được với công cụ tìm kiếm của Google rằng website của bạn cũng chuẩn SEO, chất lượng nội dung bên trong cũng chất lượng, được đầu tư. 

Cụ thể, sitemap có nhiệm vụ phát tín hiệu để công cụ tìm kiếm của Google có thể phát hiện nội dung trên trang web của bạn một cách tự động, nhanh chóng, không bỏ sót bất kỳ một thông tin hay đường dẫn nào.

Ngoài ra, khi phát hiện thây vấn đề, sitemap còn giúp thông báo đến bạn và gửi đề xuất khắc phục để website được tối ưu, nhằm khiến website của bạn thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

Giúp Google index website mới nhanh hơn

Những website mới luôn gặp nhiều khó khăn về vấn đề index do có quá ít backlink trở về. Vì vậy, sitemap sẽ giúp công cụ tìm kiếm được “dẫn lối” trong website của bạn để lập index. Sau khi index, sitemap còn giúp những nội dung được sắp xếp một cách hiệu quả hơn.

Hỗ trợ trải nghiệm người dùng

Xét trên phương diện người sử dụng, sitemap giúp cho người truy cập có thể định hình được cấu trúc trang web, từ đó giúp họ tìm kiếm thông tin mà mình muốn một cách dễ dàng.

Ngoài ra, thiết kế sitemap rõ ràng, thân thiện cũng sẽ tạo được thiện cảm cho người dùng, giúp họ dễ ghi nhớ những nội dung, thông tin của website chúng ta.

Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc được nội dung trên website và index nhanh chóng

Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc được nội dung trên website và index nhanh chóng

Cách xem sitemap của website

Để kiểm tra xem website của bạn đã có sitemap hay chưa thì sử dụng cách sau: Trên thanh tìm kiếm của Google gõ theo cú pháp linkwebsite/sitemap.xml. Dữ liệu sitemap lúc này sẽ hiển thị trên màn hình.

Ví dụ: Với website WebChuyenNghiep, chúng tôi thực hiện tìm kiếm https://webchuyennghiep.vn/sitemap.xml.

Hướng dẫn cách tạo sitemap 

Sau đây, webchuyennghiep sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tạo sitemap HTML và XML cho website.

Cách tạo HTML sitemap

Bạn hoàn toàn có thể tạo sitemap thủ công cho website. Tuy nhiên, với WordPress thì mọi việc sẽ tương đối dễ dàng bằng cách dùng plugin.

Cách tạo sitemap cho WordPress

  • Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin sitemap cho WordPress của trang web.
  • Bước 2: Chọn Plugin ⇨ Add new ⇨ Tìm từ khóa “WP Sitemap Page” ⇨ Install Now ⇨ Activate.
  • Bước 3: Cài đặt trang mới.
  • Bước 4: Thêm [wp_sitemap_page] shortcode tại nơi mà bạn muốn HTML sitemap hiển thị.
  • Bước 5: Xuất bản trang và truy cập URL để xem HTML sitemap. Sau đó tiến hành thông báo sitemap với Google Webmaster Tool.

Minh họa cách tạo sitemap cho website bằng WordPress

Minh họa cách tạo sitemap cho website bằng WordPress

Tạo HTML sitemap thủ công

Nếu không sử dụng WordPress, bạn có thể tạo sitemap trực tiếp trên Internet như sau:

  • Bước 1: Truy cập http://www.xml-sitemaps.com/
  • Bước 2 : Điền các thông số bao gồm:
  • Starting URL: Địa chỉ website của bạn;
  • Change frequency: Chọn daily (hoặc có thể chọn thông số phù hợp);
  • Last modification: Chọn Use server's response;
  • Priority: Tự động (Automatically calculated priority).
  • Bước 3: Bấm Start và chờ cho đến khi chạy xong. Sau khi chạy xong, bạn sẽ nhận một 1 list các file sitemap nhưng chỉ cần chú ý đến 4 file: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt.
  • Bước 4 : Download 4 file nêu trên về. Sau đó sử dụng Notepad++ để mở file sitemap.xml ⇨ Set các thông số Priority cho các URL theo ý của bạn.
  • Bước 5: Up file lên website.
  • Bước 6: Khai báo với Google Webmaster Tool.

Cách tạo XML Sitemap

Bên cạnh HTML sitemap thì XML sitemap cũng có thể được thực hiện cài đặt trên WordPress hoặc công cụ Online XML-Sitemaps.com.

Tạo XML Sitemap cho Website WordPress

Tạo XML sitemap với plugin Yoast SEO như sau:

  • Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO cho WordPress website của bạn.
  • Bước 2: Tại menu SEO, chọn Feature ⇨ bật On cho tính năng XML sitemap ⇨ Lưu thay đổi (Save changes).
  • Bước 3: Kích hoạt Yoast SEO. Sau đó click vào để kiểm tra XML sitemap.

Cài đặt Feature cho tính năng XML sitemap của website

Cài đặt Feature cho tính năng XML sitemap của website

Tạo XML sitemap bằng công cụ Online XML-Sitemaps.com

Ngoài sử dụng WordPress thì XML sitemap cũng có thể được cài đặt bằng Online XML-Sitemaps.com.

  • Bước 1: Truy cập http://www.xml-sitemaps.com/
  • Bước 2: Nhập URL website doanh nghiệp của bạn, sau đó chọn Start.
  • Bước 3: Thiết lập một số tùy chọn như bật chức năng tự động tính toán mức độ ưu tiên.
  • Bước 4: Đợi quá trình xử lý kết thúc thì chọn View Sitemap Details ⇨ tải sitemap về.
  • Bước 5: Upload file XML lên host tại thư mục của website.
  • Bước 6: Kiểm tra sitemap của website bằng cách nhập cú pháp linkwebsite/sitemap.xml lên thanh tìm kiếm của Google.

Gợi ý: Bạn đang tìm dịch vụ thế kế web chuyên nghiệp ở TPHCM??

Cách khai báo, gửi sơ đồ trang web lên Google

Như đã đề cập ở trên, sau khi tạo sitemap cho website thì bạn phải khai báo với Google. Sau đây là thao tác để thực hiện việc đó:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Search Console (lưu ý trước đó phải xác minh quyền sở hữu website của bạn trên Google Search Console trước).
  • Bước 2: Chọn Sitemaps ⇨ Nhập URL sitemap ⇨ Submit.
  • Bước 3: Nếu không có trang nào có lỗi thì bạn sẽ nhận được thông báo trạng thái thành công. Cỏn nếu gặp lỗi trong quá trình submit thì Google Search Console sẽ thông báo đến bạn để có thể chỉnh sửa và submit lại.

Cách tạo khai báo sitemap trên Google Search Console

Cách tạo khai báo sitemap trên Google Search Console

Trên đây là những kiến thức về sitemap là gì và cách cài đặt sitemap cho website của bạn. Để việc tối ưu website được diễn ra hiệu quả hơn, vui lòng liên hệ với WebChuyenNghiep để được hỗ trợ ngay trong hôm nay!

Công ty có báo giá thiết kế kế website chuyên nghiệp đảm bảo tốt các tính năng, kết cấu website chuẩn SEO luôn sẵn sàng tư vấn quý khách!