Thương mại điện tử - một trong những lĩnh vực đang HOT nhất tính đến thời điểm hiện nay. Vậy, liệu bạn đã hiểu rõ chính xác khái niệm thương mại điện tử là gì chưa? Có những hình thức kinh doanh nào? Lợi ích mang lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết.
Thương mại điện tử - một trong những lĩnh vực đang HOT nhất
Theo thống kê, doanh số bán lẻ điện tử trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng lên 4.8 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Trên thực tế, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng đến mức dự kiến sẽ phục vụ 2.4 tỷ người. Không còn nghi ngờ gì nữa - cơ hội bán hàng trực tiếp đã giúp một số doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ kiếm được nhiều tiền hơn và phát triển thành công.
Để hiểu hơn về thương mại điện tử là gì? Hình thức hoạt động của thương mại điện tử cũng như lợi ích mang lại. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Thiết kế website thương mại điện tử và những điều cần biết
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (hay còn gọi là eCommerce) là việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua internet hoặc phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm việc giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, giao hàng,...
Thương mại điện tử là gì?
Vào năm 2013, các hoạt động thương mại điện tử đã được pháp luật công nhận với thông tin như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” – Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
Các hình thức thương mại điện tử
Hiện nay, trên thị trường có tất cả là 9 hình thức giao dịch điện tử bao gồm:
- Chính phủ với Chính phủ (G2G)
- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
- Chính phủ với công dân (G2C)
- Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
- Khách hàng với Chính phủ (C2G)
- Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Trên thị trường có tất cả là 9 hình thức giao dịch điện tử như Chính phủ với Chính phủ, Chính phủ với Doanh nghiệp
Tuy nhiên, trong số 9 hình thức giao dịch điện tử thì 4 mô hình thương mại điện tử được sử dụng phổ biến:
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C): B2C là mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng có nghĩa là việc bán hàng diễn ra giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chẳng hạn như khi bạn mua một tấm thảm từ một nhà bán lẻ trực tuyến hoặc mua giày trực tuyến từ nhà sản xuất Nike.
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B): Loại hình thức này đề cập đến một doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ cho một doanh nghiệp khác chẳng hạn như nhà sản xuất với nhà bán buôn, nhà bán buôn với nhà bán lẻ. Thương mại điện tử từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp không hướng đến người tiêu dùng và thường liên quan đến các sản phẩm như nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói hoặc các sản phẩm được kết hợp.
- Khách hàng với Khách hàng (C2C): Loại thương mại C2C bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng. Các giao này được thực hiện thường thông qua các trang mạng như facebook, instagram, zalo,... và các trang web sàn giao dịch điện từ như tiki, lazada, shopee,...
- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B): Loại hình thức này diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp sản phẩm/dịch vụ của họ cho các doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp sẽ là người mua sản phẩm/dịch vụ đó.
9 hình thức giao dịch điện tử bao gồm những gì?
Lợi ích của thương mại điện tử
Dưới đây là những lợi ích của thương mại điện tử:
Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng:
Giá thấp hơn
Chi phí vận chuyển của một cửa hàng thương mại điện tử sẽ có chi phí thấp hơn so với một cửa hàng truyền thống (cửa hàng bán trực tiếp) dẫn đến tiết kiệm chi phí cho người dùng. Ngoài ra, các trang web thương mại điện tử thường có nhiều chương trình khuyến mãi, sale,...
Sản phẩm đa dạng
Sản phẩm đa dạng
Trên thị trường toàn cầu là Internet, người tiêu dùng có thể mua đồ điện tử từ Trung Quốc, sách từ Anh, quần áo từ Paris, nước hoa từ Pháp và các sản phẩm cũ tốt của Mỹ,... Có thể thấy, chiều rộng và chiều sâu của các sản phẩm được bán trực tuyến là không thể cạnh tranh được.
Tiết kiệm thời gian
Trong thời đại hiện nay, việc mua sản phẩm trực tuyến sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Vì có khoảng 63% người tiêu dùng bắt đầu hành trình mua sắm trực tuyến, nên việc có thể mua ở nơi bạn đang ở là rất hợp lý
Không cần phải ra ngoài, mua sắm tại cửa hàng, xếp hàng chờ đợi và sau đó trở về nhà. Việc mua hàng trực tuyến có thể tiếp cận nhiều loại sản phẩm hơn với mức giá thấp hơn và bạn có thể thoải mái lựa chọn hàng hóa tại nhà mà không cần lo lắng gì.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp:
Giảm chi phí
Hầu hết thương mại điện tử đều được tự động hóa nên cần ít nhân viên hơn so với cửa hàng truyền thống nhờ đó tiết kiệm rất nhiều chi phí. Tiếp cận một cửa hàng thương mại điện tử sử dụng quảng cáo Facebook, tiếp thị truyền thông xã hội sẽ cho hiệu quả mua hàng cao hơn.
Dữ liệu khách hàng
Bán hàng trực tuyến cung cấp cho nhà bán lẻ quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng mà hình thức bán lẻ truyền thống không thể truy cập được.
Người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thường không chỉ cung cấp tên, email và số điện thoại của họ khi thanh toán hoặc đăng ký trên một trang web, mà họ còn cung cấp nhiều dữ liệu nhân khẩu học và hành vi của người tiêu dùng, có sẵn thông qua Google Analytics. Từ đó, giúp nhà bán lẻ trực tuyến tối ưu hóa hành trình của người tiêu dùng và thị trường một cách hiệu quả nhất và chính xác hơn.
Cơ sở khách hàng rộng hơn
Bạn có thể bán sản phẩm/hàng hóa của mình cho những người mua sắm trực tuyến trên khắp đất nước hoặc thậm chí trên thế giới. Bạn không bị giới hạn ở những người mua sắm ở vị trí thực của bạn. Nhờ đó, cơ hội bán hàng của bạn sẽ cao hơn, chi phí thu về cũng nhiều hơn nhờ đó giúp bạn tăng doanh thu nhanh hơn.
Internet sẽ giúp bạn bằng cách sử dụng nhiều điểm tiếp xúc trực tuyến, bạn có thể tiếp cận khách hàng từ mọi góc độ chẳng hạn như mạng xã hội, diễn đàn và tìm kiếm của Google.
Dễ dàng tìm kiếm khách hàng thông qua trang website
Lợi ích của website thương mại điện tử
- Quảng bá thương hiệu sản phẩm/dịch vụ không chỉ trong nước mà trên toàn cầu
- Tiết kiệm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp một cách tốt nhất
- Tăng lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp
- Tăng tính tương tác với khách hàng
- Nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ
- Giúp quảng bá thương hiệu
Tìm hiểu hơn về thông tin: https://webchuyennghiep.vn/
Với những thông tin hữu ích giúp các bạn có quyết định chính xác hơn khi lập một website bán hàng riêng cho mình. Với thời đại 4.0 như hiện nay việc sở hữu cho mình một website chuyên nghiệp là điều cần thiết để tăng lợi nhuận và hiệu quả cao trong bán hàng. Từ đó, sẽ hiểu được hành vi mua hàng từ họ.Liên hệ với 0899 311 211 - 0948 140 239 với Công ty TNHH Istar Việt Nam để được tư vấn.
>>>Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp giá bao nhiêu
>>>Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp theo yêu cầu
>>>Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp uy tín
>>>Xem thêm: Công ty thiết kế website chuyên nghiệp tại tphcm
CÔNG TY TNHH ISTAR VIỆT NAM
- Địa chỉ: 172M/1 Hà Chương, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM.
- Hotline: 0899 311 211 - 0948 140 239
- Email: [email protected]
- Website: webchuyennghiep.vn